Bác sĩ Hạ sẽ giải đáp về BHA
BHA là gì?
BHA là một cụm từ viết tắt của Beta Hydroxy Acid, thành phần tẩy da chết hóa học rất quen thuộc trong các sản phẩm như toner, serum, sữa rửa mặt, tẩy trang…
Beta Hydroxy Acid là một acid vô cơ gốc dầu có nguồn gốc từ thực vật và một trong những dạng hợp chất được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất của BHA là Salicylic acid.
Nói vậy để bạn biết rằng Beta Hydroxy Acid có rất nhiều loại chẳng hạn như: Acid B-hydroxybutyric, Carnitine hoặc Acid B-hydroxy methyl-methyl butyric và Salicylic Acid. Hiện nay, mỹ phẩm có chứa BHA sử dụng acid salicylic là phổ biến nhất, còn acid citric ít được sử dụng hơn trong các công thức BHA. Acid citric thường phân loại là AHA.
Trong mỹ phẩm, hợp chất BHA được sử dụng nhiều trong sữa rửa mặt, tẩy da chết hay kem dưỡng chống lão hóa. Những sản phẩm có chứa BHA với nồng độ từ 0,5-2% được xem là nhẹ nhàng vừa đủ với da để bạn có thể sử dụng tại nhà. BHA đặc biệt phù hợp với những ai sở hữu làn da dầu, dễ nổi mụn và có lỗ chân lông lớn.
Điều chế sản xuất BHA
Trong dạng Salicylic Acid mà chúng ta thường thấy, nó được điều chế từ vỏ của cây liễu trắng (white willow bark) hay dầu của cây lộc đề xanh. Chính vì chiết xuất từ tự nhiên nên hoàn toàn có lợi với da đi theo công dụng của nó.
Đặc điểm nổi bật nhất của BHA chính là có thể tan được trong dầu. Vậy nên, nó có thể thấm sâu dưới lỗ chân lông, hoạt động hòa tan bã nhờn, giải quyết tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Nhờ khả năng đặc biệt này, BHA rất thích hợp với những làn da dầu, da lỗ chân lông to, da mụn, bề mặt da thô ráp, sần sùi, không mịn màng.
Thông thường, nồng độ điều chế BHA thường thấy ở mức từ 0,5% – 2% và nồng độ pH của da càng thấp thì khả năng hoạt động và hiệu quả của BHA càng cao.
Cơ chế hoạt động của BHA
BHA hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết. BHA sẽ làm cho các da chết thuộc lớp ngoài cùng của da tróc ra, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới.
Ngoài ra, BHA còn giúp tẩy sâu bên trong lỗ chân lông, khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông vì vậy BHA còn có khả năng kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả. Bên cạnh đó các nghiên cứu trên Thế giới còn chỉ ra rằng, BHA giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da. Dưới đây là một số công dụng của tiêu biểu của BHA.
BHA thẩm thấu qua lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn, đồng thời kiểm soát lượng dầu thừa, kháng viêm, giảm sưng nên có thể cải thiện mụn một cách hiệu quả.
Công dụng
BHA được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời và được nhiều người lựa chọn để chăm sóc da. Dưới đây là những công dụng của BHA bạn cần biết:
Trị mụn cám, mụn bọc
Một tác dụng nổi bật nhất của BHA là trị các loại mụn: Mụn bọc, mụn cám và mụn đầu đen. BHA hoạt động mạnh trên bề mặt da và bên trong lỗ chân lông do đặc tính tan trong dầu. BHA thấm sâu vào da giúp thanh lọc lỗ chân lông và giải quyết các vấn đề về mụn rất hiệu quả. Acid salicylic có trong BHA trị mụn thông qua việc kháng khuẩn, viêm nhẹ, thông thoáng lỗ chân lông nên sẽ là lựa chọn thích hợp cho những ai bị mụn đầu đen, đầu trắng và mụn dưới da dùng hàng ngày.
BHA được xem như là một sản phẩm chăm sóc da mang tính “cách mạng” vì khả năng trị mụn và cải thiện da rõ rệt sau vài tuần sử dụng. Đây là sản phẩm trị mụn được đánh giá khá cao về hiệu quả.
Tái tạo và chăm sóc da
Không như những sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học thông thường, BHA hoạt động phá vỡ lớp cấu trúc bề mặt trên cùng của lớp sừng, từ đó loại bỏ các tế bào chết hoặc bị thương tổn, thúc đẩy da sản sinh tế bào mới. Do vậy BHA ngoài trị mụn, còn giữ cho da sạch sâu và do đó giúp hạn chế những tác nhân do mụn và da không sạch như thâm, nám, lỗ chân lông to.
BHA không chỉ có tính năng trị mụn mà còn rất hiệu quả trong việc giảm thâm nám, tái tạo da, se khít lỗ chân lông và giúp da mịn màng hơn. BHA có khả năng này là do khi thoa lên da, acid salicylic sẽ hòa tan vào da, giúp làm sạch bụi bẩn, cặn bã, từ đó giúp cải thiện tình trạng da và làm da trở nên mềm mịn hơn.
Vì khả năng thấm sâu vào da mà BHA được khuyên dùng cho cả những người không bị mụn để làm sạch da từ bên trong.
Liều dùng & cách dùng
Dù được đánh giá là an toàn cho da nhưng bạn không nên dùng BHA có nồng độ cao ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Bên cạnh đó, phải chọn đúng sản phẩm chứa BHA phù hợp với làn da và mục đích sử dụng của mình.
Acid salicylic
Được biết đến là loại BHA phổ biến, acid salicylic có nồng độ trong khoảng 0,5% – 5%, với tác dụng chính là điều trị mụn trứng cá, giảm viêm, sưng.
Một số sản phẩm có chứa acid salicylic kem dưỡng ẩm làm mát và săn chắc da, sữa rửa mặt trị mụn không chứa dầu, gel làm tan mụn đầu đen.
Acid citric
Thông thường, acid citric được biết đến là một loại AHA, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy acid citric trong công thức của BHA, nhưng có tác dụng là làm sạch tế bào chết nằm sâu trong lỗ chân lông và đồng thời làm khô lượng bã nhờn dư thừa trong đó.
Muốn dùng BHA đúng cách, đem lại hiệu quả tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho da, bạn cần quan tâm đến nồng độ BHA khi sử dụng. Cụ thể như sau:
-
BHA 1% là nồng độ tương đối thấp, phù hợp cho da nhạy cảm và da mỏng. Bạn có thể dùng BHA 1% hằng ngày để làm sạch da.
-
BHA 2% là nồng độ lý tưởng nhất để cải thiện những vấn đề của da như thâm mụn, bã nhờn tiết nhiều. Nếu da khoẻ thì bạn có thể dùng 1-2 lần/tuần.
-
BHA 4% là mức độ khá cao mà bạn có thể sử dụng nếu da khoẻ và đã được làm quen với các nồng độ thấp hơn trước đó. Tần suất khuyến cáo là không vượt quá 2 lần/tuần và nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.
-
BHA 10% thường dùng để trị mụn cóc, da chai sần và chỉ được bán theo chỉ định của bác sĩ.
-
BHA 30% là nồng độ vô cùng cao, không được tự ý sử dụng ở nhà. BHA 30% chỉ được dùng trong bệnh viện da liễu để phục hồi da hư tổn nặng dưới sự giám sát của bác sĩ.
Cũng như nhiều loại mỹ phẩm khác, trước khi dùng một lượng lớn và thường xuyên, nên dùng lượng vừa phải với tần suất vài lần trong tuần khi bắt đầu sử dụng để da làm quen với sản phẩm.
Nếu mới bắt đầu, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nồng độ thấp và chỉ nên dùng các sản phẩm BHA tầm 2-3 lần/tuần. Sau khi quen dần, bạn có thể tăng dần nồng độ để da kịp thích ứng. Mức nồng độ thấp nhất của BHA là 1% (phù hợp với làn da nhạy cảm). Đây cũng là nồng độ được nhiều chị em lựa chọn khi mới bắt đầu.
Các bước sử dụng sản phẩm chứa BHA:
-
Buổi sáng: Sữa rửa mặt Toner ➝ BHA ➝ Kem dưỡng ẩm ngày ➝ Kem chống nắng.
-
Buổi tối: Tẩy trang ➝ Sữa rửa mặt ➝ Toner ➝ BHA ➝ Kem dưỡng ban đêm.
Tùy vào tình trạng da, điều kiện kinh tế mà bạn có thể bỏ bớt bước toner hoặc kem dưỡng ban đêm (nếu da bạn không bị khô), cũng như không cần thiết dùng BHA cả sáng và tối (do không phải làn da nào cũng chịu được 2 lần dùng BHA/ngày). Ngoài ra, bạn bắt buộc phải vệ sinh da trước khi dùng BHA và chống nắng kỹ nếu thoa BHA vào ban ngày.
Ở mỗi bước, bạn nên chờ sản phẩm thấm hết khoảng 10 – 15 phút rồi mới apply tiếp các sản phẩm khác để tác dụng của BHA được phát huy tối đa.
So với AHA, dưới ánh nắng mặt trời, BHA không không làm da nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời, bạn vẫn nên thoa kem chống nắng mỗi ngày.
Ứng dụng
Salicylic acid được liệt vào danh sách các chất thiết yếu của WHO. Salicylic acid được dùng trong các dạng thuốc mỡ, thuốc gel ở liều cao với công dụng loại bỏ vết chai sạn, mụn cóc. Salicylic acid còn được dùng như một chất bảo quản thực phẩm.
Và gần đây nhất, salicylic acid được dùng trong mỹ phẩm – với cái tên là BHA – trong các sản phẩm dành cho da mụn hoặc sản phẩm thay da hóa học/sinh học. Với thành phần chính là salicylic acid, các sản phẩm BHA đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đánh giá là an toàn để sử dụng.
Bên cạnh đó, tính an toàn của các thành phần trong mỹ phẩm chứa BHA cũng được xem xét bởi các chuyên gia thuộc Hội đồng Đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng việc sử dụng các chất liên quan đến acid salicylic trong mỹ phẩm là an toàn để sử dụng khi được pha chế để tránh kích ứng da và tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Lưu ý
BHA là thành phần phổ biến có mặt trong rất nhiều loại mỹ phẩm. Do vậy, khi sử dụng bạn phải lưu ý những điều sau đây để phát huy hiệu quả tốt nhất:
Luôn nghiêm túc chống nắng khi sử dụng BHA. Bởi BHA là acid, có khả năng khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Việc thoa kem chống nắng không chỉ bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV mà còn giúp hạn chế vết thâm sau mụn.
Luôn phải qua bước kiểm thử trên da để kiểm tra mức độ kích ứng. Nơi kiểm tra tốt nhất là phần da xương hàm hoặc dưới cằm, do nếu kích ứng cũng không ảnh hưởng nhiều đến toàn khuôn mặt. Nếu sau 24 giờ không có phản ứng tiêu cực thì bạn có thể apply lên toàn mặt.
Cân nhắc kết cấu của các sản phẩm chứa BHA. Ví dụ, dạng liquid lỏng như nước sẽ có độ thẩm thấu cao, phù hợp nếu da bạn khỏe và muốn đẩy mụn nhanh; dạng gel phù hợp cho da hỗn hợp và da dầu; còn dạng lotion phù hợp da khô và rất khô.
Sử dụng BHA có thể khiến da khô hơn và đỏ da. Đó là lý do tốt nhất bạn chỉ nên dùng BHA vào buổi tối với tần suất 1 lần/ngày.
Purging (đẩy mụn) là hiện tượng khá phổ biến khi dùng BHA. Nếu trước đây bạn không có thói quen tẩy da chết thì lớp sừng trên da sẽ dày nên khi dùng BHA lên da, lớp sừng sẽ không kịp “rụng”, còn BHA thì thâm nhập vào sâu bên trong, đẩy cồi mụn lên và bị lớp sừng chặn lại, dẫn đến tắc nghẽn cơ học, gây mụn ẩn và bí da. Tuy nhiên, khi BHA lột dần đi lớp sừng thì mụn sẽ đẩy lên hoàn toàn. Quá trình đẩy mụn của BHA kéo dài khoảng 4 – 6 tuần.
Không nên dùng cùng lúc AHA và BHA, vì chúng đều là chất tẩy tế bào chết, có thể gây khô da và kích ứng da.
Không nên kết hợp với vitamin C, niacinamide do chúng hoạt động ở những môi trường pH khác nhau. Nếu muốn sử dụng kết hợp thì nên cách quãng 30 phút.