Y học và thẩm mỹ là 2 lĩnh vực lớn được ứng dụng tia laser. Đây cũng là minh chứng cho việc sử dụng tia laser không chỉ có lợi ích trong công nghiệp kỹ thuật mà còn cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe con người. Để biết rõ hơn laser là gì, Bác sĩ Hạ mời bạn tham khảo những thông tin trong bài viết hôm nay.
Tìm hiểu laser là gì?
Nhiều người khi lần đầu nhắc đến tia laser thì không khỏi thắc mắc laser là gì và có đặc điểm như thế nào. Giải đáp từ các chuyên gia cho biết, tia laser là một loại tia sáng nhân tạo có cường độ cao và có tính định hướng, được tạo ra từ sự khuếch đại ánh sáng và nguyên tắc khuếch đại quang học bởi một thiết bị đặc biệt. Tên gọi laser thực chất được viết đầy đủ là light amplification by stimulated emission of radiation.
Cấu tạo tia laser
Tia laser được tạo ra bởi thiết bị phát laser, hay còn được gọi là đèn laser, có cấu tạo gồm có:
- Môi trường hoạt chất: Là môi trường mà các hoạt chất dòng electron bị đảo ngược so với chuyển động ban đầu nhờ nguồn bơm.
- Ánh sáng, điện: Đây là bộ phận cung cấp năng lượng chủ yếu cho thiết bị hoạt động tạo ra sự đảo ngược và hình thành tia laser.
- Buồng cộng hưởng quang: Nơi có các proton chuyển động hỗn loạn nhiều hướng dẫn đến va chạm nhiều lần với các phân tử khác, từ đó tạo thêm nhiều các hạt proton khác. Số lượng proton càng nhiều thì độ khuếch đại ánh sáng càng cao.
Đặc điểm của tia laser
Ngoài tìm hiểu laser là gì, bạn cũng cần nắm rõ đặc điểm của loại tia sáng này để biết được những ứng dụng tuyệt vời của tia laser.
- Tia laser có độ định hướng cao: Ánh sáng laser phát ra theo 1 hướng chứ không phải nhiều hướng.
- Tính kết hợp: Các tia sáng laser có thể kết hợp, đồng nhất với nhau để tạo nên tia sáng lớn hơn với số lượng proton nhiều hơn.
- Tính đơn sắc: Sóng ánh sáng laser gồm các proton cùng tần số, cùng năng lượng và cùng dao động 1 pha nên tia laser có tính đơn sắc, đặc điểm này giúp tia laser không bị tán xạ khi đi qua những môi trường có tính chất khác nhau.
Ứng dụng phổ biến của tia laser trong y học, thẩm mỹ
Thực tế tia laser có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quân sự, khoa học công nghệ, cắt tỉa, đo đạc, tiêu dùng,… Nhưng trong đó nổi bật nhất phải kể đến ứng dụng laser trong y học và thẩm mỹ, làm đẹp.
Ứng dụng tia laser trong y học
Laser là gì? Laser có những ứng dụng gì trong y học? Tia laser là tia sáng nhân tạo có cường độ cực mạnh và đến nay đã có rất nhiều ứng dụng trong y học. Đầu tiên phải kể đến ứng dụng tia laser để làm dao mổ, phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, diện tích tiếp xúc với da nhỏ hơn dao mổ thông thường rất nhiều nên mức độ tổn thương không cao, dễ điều khiển, có độ chính xác cao và khả năng kiểm soát khi thực hiện phẫu thuật cũng dễ hơn. Ngoài ra tia laser còn có một số ứng dụng khác như:
- Dùng tia laser để khâu vết mổ sau phẫu thuật giúp hạn chế đau đớn, thao tác nhanh chóng, độ thẩm mỹ sau khi khâu cũng đẹp hơn phương pháp truyền thống.
- Tia laser ứng dụng trong điều trị một số vấn đề về võng mạc như phẫu thuật Lasik mắt, mổ cận bằng tia laser,…
- Điều trị một số bệnh lý đặc biệt cũng đã được ứng dụng công nghệ laser để tăng hiệu quả, điển hình có thể kể đến những bệnh về phổi, bệnh gan, sỏi thận, bệnh thoát vị đĩa đệm,…
- Công nghệ dùng tia laser để chẩn đoán ung thư được nhiều bác sĩ ủng hộ bởi kết quả chính xác, chẩn đoán nhanh chóng.
- Điều trị một số bệnh ung thư cũng là ứng dụng phổ biến của tia laser trong y học.
- Việc nghiên cứu cấu trúc tế bào học, cấu trúc vi sinh vật,… cũng có ứng dụng laser đem lại hiệu quả cao.
Ứng dụng tia laser trong thẩm mỹ, làm đẹp
Nhiều chuyên gia đánh giá việc ứng dụng laser trong thẩm mỹ đem đến hiệu quả rất tốt, tránh xâm nhập nhưng vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây cũng là xu hướng làm đẹp rất được đón nhận thời gian gần đây. Một số ứng dụng của laser trong thẩm mỹ có thể kể đến như:
Tia laser điều trị giãn mao mạch: Giãn mao mạch là tình trạng các mạch máu nổi trên bề mặt da và gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này trước đây chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng đến nay, khi ứng dụng công nghệ laser, đã có thể được khắc phục gần như hoàn toàn.
Xóa xăm bằng tia laser: Trước đây việc xóa xăm hoàn toàn khỏi cơ thể là điều khá khó, tỷ lệ để lại di chứng cũng cao nhưng với việc ứng dụng tia laser, xóa xăm đã không còn là vấn đề nữa. Hình xăm được xóa bằng tia laser có thể hoàn toàn biến mất mà không để lại sẹo, di chứng trên làn da.
Triệt lông bằng tia laser: Tẩy lông vĩnh viễn toàn cơ thể hoặc lông vùng cơ thể bằng tia laser có lẽ đã không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Chính nhờ tác động cường độ cao của tia laser đã ảnh hưởng sâu rộng đến nang lông, từ đó sợi lông yếu dần sau mỗi liệu trình và không mọc lại nữa. Ứng dụng của laser trong triệt lông không làm tổn thương làn da, có hiệu quả cao nên đã được sử dụng rộng rãi.
Điều trị vấn đề da: Thâm nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, sẹo thâm, sẹo mụn,… những vấn đề da tưởng chừng nan giải giờ đây đã có thể cải thiện nhờ ứng dụng tia laser trong thẩm mỹ. Khi đưa laser lên da, bước sóng rất cao của tia laser sẽ tác động đến tầng da sâu nhất, từ đó loại bỏ các hắc sắc tố cho làn da mịn màng, tươi trẻ hơn.
Bên cạnh những ứng dụng trong y học, thẩm mỹ nêu trên, tia laser còn rất nhiều các ứng dụng trong lĩnh vực khác như phát hiện bom, cảnh báo động đất, đo mức độ ô nhiễm của bầu khí quyển, tạo hình ảnh không gian đa chiều, nghiên cứu khoa học, công nghệ,…
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn laser là gì cũng như một số thông tin xoay quanh tia laser. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng laser trong y học, thẩm mỹ đều đã được kiểm định rất nghiêm ngặt, thử nghiệm nhiều lần nên có độ an toàn cao. Tuy nhiên nếu muốn làm đẹp bằng tia laser bạn vẫn nên chọn những nơi có chất lượng đảm bảo, uy tín.