Thẩm mỹ nâng mũi hiện nay luôn dành được sự quan tâm ưu ái đặc biệt của giới làm đẹp. Để có cho mình một chiếc mũi cao, thanh thoát họ đã phải bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên sau thời gian thẩm mỹ một hiện tượng thường xảy ra đó là tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi.
Dấu hiệu để nhận biết nâng mũi bị đỏ đầu mũi
Nâng mũi bị đỏ đầu mũi là một tình trạng không phải hiếm gặp ở các chị em phụ nữ sau quá trình nâng mũi. Đỏ đầu mũi thông thường là do cơ thể chưa kịp thích nghi với chất liệu sử dụng để nâng mũi. Bằng mắt thường, các bạn có thể nhận biết được qua các biểu hiện cụ thể dưới đây:
- Đầu mũi bị to và ửng đỏ.
- Mũi vẫn còn sưng nề và đi kèm với những vết bầm tím.
- Da đầu mũi sẽ có biểu hiện căng cứng.
Đầu mũi bị to và ửng đỏ là dấu hiệu nhận biết nâng mũi bị đỏ đầu mũi
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng đỏ đầu mũi
Nếu hiện tượng đầu mũi của bạn bị bỏng đỏ chỉ xuất hiện và tồn tại trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau phẫu thuật nâng mũi thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi đây là dấu hiệu khá bình thường. Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi mà các bạn thường gặp là:
- Sự chưa thích nghi của cơ thể đối với các loại sụn hoặc silicon dùng để nâng mũi.
- Do dáng mũi được nâng cao lên một cách nhanh chóng và bất ngờ khiến cho vùng da đầu mũi chưa kịp thời co giãn, đàn hồi.
- Da đầu mũi bị căng quá mức nên lượng máu không kịp lưu thông, lúc này cơ thể bù đắp bằng cách tăng số lượng mạch máu đến nuôi vùng da đó, làm cho nó đỏ ửng lên.
- Trong quá trình nâng mũi bác sĩ dùng một lực khá mạnh tác động lên các mô mềm xung quanh.
Tuy nhiên nếu tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi kéo dài và không có dấu hiệu hồi phục, hoặc đã biến mất nhưng sau một thời gian ngắn lại tự nhiên xuất hiện lại và dai dẳng kéo dài thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Do tay nghề của bác sĩ không đảm bảo, sử dụng chất liệu kém chất lượng.
- Do cơ địa không tương thích với chất liệu sụn, sụn tự thân không có sự tương thích và xảy ra quá trình đào thải.
- Da mũi quá mỏng nhưng sống mũi, đầu mũi quá cao.
- Bị nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật.
- Chế độ ăn kiêng không hợp lý.
Bị nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật gây nên tình trạng đỏ đầu mũi
Các biện pháp để khắc phục tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi
Xuất phát từ các nguyên nhân, tình trạng và thể trạng khác nhau của mỗi người mà chúng ta sẽ có những cách khắc phục riêng cho từng trường hợp.
Trường hợp mũi đỏ nhẹ, không nghiêm trọng
Nếu gặp phải trường hợp này thì chúng ta có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện một chế độ chăm sóc, ăn kiêng hợp lý. Từ đó, nhanh chóng chấm dứt tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi.
Mũi bị đỏ nhiều
Trường hợp này các bạn cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ thẩm mỹ uy tín để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Thông thường bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc giảm đau, chống viêm và theo dõi tình trạng của bạn trong khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng sưng đỏ không giảm thì bắt buộc bác sĩ phải phẫu thuật lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tình trạng mũi đỏ nặng trong thời gian dài
Đây là trường hợp nặng nhất kéo dài hơn 1 tháng. Nếu gặp phải trường hợp này chúng ta phải gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để có những can thiệp y khoa kịp thời, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra để tránh tình trạng mũi đỏ sau khi nâng chúng ta nên:
- Lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng.
- Lựa chọn loại sụn phù hợp tương thích với cơ thể.
- Tham khảo kỹ về công nghệ, quy trình làm đẹp.
- Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và nhất là có chế độ ăn kiêng phù hợp.
- Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Lựa chọn cơ sở uy tín để tránh tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi
Nâng mũi bị đỏ đầu mũi là một tình trạng thường xảy ra khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, được sự quan tâm đặc biệt của mọi người. Hi vọng với những thông tin chi tiết qua bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.