Tiêm filler bị vón cục có sao không? Cách khắc phục hiệu quả

Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật, hiện đang được sử dụng phổ biến thị trường với công dụng hỗ trợ làm đẹp tối ưu. Tuy nhiên, cũng như các phương pháp khác, tiêm filler vẫn có nhiều hạn chế và tác dụng phụ, trong đó có tình trạng tiêm filler bị vón cục. Vậy tiêm filler bị vón cục là gì? Tiêm filler vón cục có sao không? Bác sĩ Cao Thị Hạ trả lời

Tiêm filler bị vón cục là gì?

Tiêm filler bị vón cục là tình trạng sau khi tiêm filler, vị trí tiêm xuất hiện các cục tròn nhỏ dưới da, nổi lộm cộm. Tùy vào mức độ mà ta có thể nhìn bằng mắt thường hoặc phát hiện khi sờ tay vào.

Mặc dù tiêm filler là phương pháp khá an toàn trong làm đẹp. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiêm filler xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, trong đó có tình trạng tiêm filler bị vón cục.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler bị vón cục

Tất cả các loại filler trên thị trường đều có khả năng bị vón cục. Ở các loại chất làm đầy kém chất lượng hoặc người thực hiện thao tác sai, tỉ lệ này còn cao hơn. Các nguyên nhân làm cho filler bị vón cục như:

Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử

1. Filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng

Filler kém chất lượng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng filler bị vón cục. Tình trạng này càng xuất hiện nhiều ở các loại filler vĩnh viễn dạng silicon lỏng.

Filler bị vón cục có thể xuất hiện ngay sau tiêm hoặc sau vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm sau tiêm. Hiện tượng này dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc dùng tay để cảm nhận. Ở các trường hợp nặng, cục u lớn còn gây biến dạng mặt.

Khi bị vón cục, có thể cần tiêm tan filler và một vài trường hợp cũng không thể tiêm tan filler mà bắt buộc thực hiện thủ thuật nạo vét. Hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để xác định thành phần của filler và có hướng xử lý an toàn nhất.

2. Bị tiêm filler quá liều lượng

Nhiều người lầm tưởng tiêm filler càng nhiều sẽ càng đẹp nên tự ý mua filler về tiêm tại nhà. Tuy nhiên, mỗi vùng cơ thể cần một lượng filler nhất định. Việc tiêm filler với liều lượng không hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sau tiêm và cả sức khỏe của người sử dụng.

Thường xuyên lạm dụng tiêm filler làm tăng khả năng filler bị vón cục và đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Việc định hình filler cũng trở nên khó khăn hơn, mặt biến dạng, dễ bị lệch và méo.

3. Tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí

Sự hiện diện của nốt (cục) sau tiêm filler có thể do kỹ thuật tiêm, khi đặt lượng thuốc không phù hợp do vị trí nông quá hoặc lựa chọn loại filler không phù hợp ở những vùng động của khuôn mặt. Những nốt cục này có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm hoặc sau vài tuần.

Việc tiêm filler không đúng cách thường do người thực hiện có tay nghề kém. Do đó, bạn phải lựa chọn các bác sĩ Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da có chuyên môn để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất.

4. Nhiễm trùng sau tiêm filler

Tình trạng nhiễm trùng sau tiêm cũng làm cho filler bị vón cục. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do dụng cụ tiêm không được vô trùng, tiêm filler không đúng quy trình và chăm sóc sức khỏe sau tiêm không hợp lý.

Nhiễm trùng da có khả năng gây loét, hoại tử cao, từ đó tăng nguy cơ sẹo nên cần được thực hiện kỹ lưỡng. Tóm lại, nếu các tổn thương da lâu lành, da phù nề nhiều, sưng đỏ và đau nhức, hãy đến các bệnh viện y tế uy tín để được xử lý nhanh chóng nhất

Top 8+ dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử từng vùng và cách xử lý
Tiêm filler môi

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tiêm filler bị vón cục

1. Vùng cằm

Tiêm filler bị vón cục ở cằm cũng rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng lựa chọn dịch vụ của những cơ sở “chui”, kém chất lượng hoặc người thực hiện không có chuyên môn.

Khi quan sát thấy những dấu hiệu của tình trạng tiêm filler bị vón cục bằng mắt thường, người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được hỗ trợ sớm nhất. Các dấu hiệu filler bị vón cục ở cằm:

  • Cằm bị sưng hoặc lệch, mất cân đối.
  • Các mảng da bị sưng, bầm tím và sờ vào cảm thấy khá cứng.
  • Da bị chứng giãn mạch máu hoặc bị nổi mẩn đỏ.

2. Vùng má

Dấu hiệu của tình trạng tiêm filler bị vón cục ở má bao gồm: (1)

  • Nhìn thấy hoặc sờ thấy các cục cứng hoặc bướu dưới da.
  • Bầm hoặc sưng xung quanh vùng tiêm.
  • Da bị nhạy cảm hoặc đau tại vùng tiêm.
  • Màu da xung quanh vùng tiêm đổi sang màu xanh hoặc xám.
  • Mất cảm giác, như tê hoặc ngứa.

3. Vùng môi

Giống như mũi, môi cũng tạo điểm nhấn giúp gương mặt trở nên thu hút hơn nên được chị em “chăm sóc” rất đặc biệt, làm cho đôi môi căng mọng, quyến rũ hơn. Tuy nhiên, việc tiêm filler ở những địa chỉ không uy tín để lại rất nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng filler bị vón cục.

Các triệu chứng khi tiêm filler môi bị vón cục:

  • Môi bị sưng, đau nhức và khó chịu.
  • Các hạt nhỏ, cứng nổi lên trong lòng môi.

Ngoài các vùng trên, filler bị vón cục đôi lúc cũng xuất hiện ở vùng thái dương. Cho dù tình trạng này xuất hiện ở vị trí nào, việc đến bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị rất quan trọng, tránh để lại sẹo và các di chứng nguy hiểm khác.

 

Tiêm filler bị vón cục có sao không?

Khi tiêm filler, các biểu hiện như sưng, bầm tím nhẹ thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Các dấu hiệu này sẽ biến mất trong vài ngày nếu người bệnh chăm sóc vùng da sau tiêm hợp lý.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu như vón cục, ngứa, sưng đỏ kéo dài thì người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời. Các tình trạng này nếu không được xử lý nhanh chóng không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nguy hiểm tới sức khỏe. Vùng da tiêm filler sẽ bị viêm nhiễm, hoại tử hoặc biến dạng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI TIÊM FILLER MÔI
Dấu hiệu nhận biết tiêm filler bị vón cục ở môi

Sau tiêm filler bị vón cục nên làm gì để khắc phục?

Việc khắc phục các vấn đề sau khi tiêm filler bị vón cục phải được thực hiện sớm. Từ đó ngăn các triệu chứng trở nặng và để lại hậu quả không mong muốn. Các biện pháp như sau:

1. Liên hệ bác sĩ để kiểm tra

Việc liên hệ bác sĩ để thăm khám là cách tốt nhất để kiểm soát tình hình. Người bệnh được bác sĩ kiểm tra tình trạng các vùng da sau tiêm filler và đề ra giải pháp điều trị phù hợp. Các trường hợp và phương án xử lý thích hợp:

  • Vùng da sau tiêm filler bị sưng nhẹ sau viêm, chưa tạo thành nốt cục: Bác sĩ hoặc chuyên gia hướng dẫn người bệnh các cách khắc phục tình trạng này tại nhà bằng cách chườm mát.
  • Vùng tiêm filler sau  tiêm bị vón cục, kèm sưng viêm: Bác sĩ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để uống và kết hợp với tiêm giải filler hoặc tiêm steroid. Phương pháp này giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và cải thiện tình trạng vùng da bị tổn thương.
  • Đối với các biến chứng nặng: Bác sĩ điều trị thực hiện tiêm tan filler hoặc rút filler ra khỏi cơ thể ngăn da bị hoại tử.

2. Tiến hành massage nhẹ nhàng quanh vị trí tiêm filler

Nếu tình trạng filler bị vón cục không quá nặng, phương pháp massage nhẹ nhàng rất phù hợp, giúp loại bỏ những cục u hay vết sưng.

Khi massage, người thực hiện dùng tay ấn nhẹ vào vùng da xung quanh vết tiêm. Với cục u trên da, người bệnh dùng tăm bông nhỏ và nhấn nhẹ. Các thao tác cần thực hiện thật nhẹ nhàng, chính xác để hạn chế gây thêm tổn thương ở những vùng da này.

Việc massage giúp filler được dàn đều, giảm thiểu tình trạng vón cục và sưng đau. Tuy nhiên, đối với tình trạng filler bị vón cục nặng, bầm tím và sưng to, phương pháp massage tại nhà không phù hợp do lực tác động mạnh làm xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm khác. Thay vào đó, hãy liên hệ với các bác sĩ Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được thăm khám, tư vấn và tìm giải pháp khắc phục hiệu quả.

3. Tiêm tan filler bị vón cục

Tiêm tan filler được chỉ định với những trường hợp khách hàng xuất hiện filler bị vón cục ở mức độ nặng và không thể thực hiện massage tại nhà. Nhờ đó giúp gương mặt quay lại trạng thái bình thường.

Trong trường hợp có nốt cục sưng viêm, bên cạnh việc kết hợp với tiêm tan filler, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh, kháng viêm uống để cải thiện nhanh tình trạng viêm.

4. Tiêm steroid vào nốt cục

Với những nốt cục vẫn còn tồn tại sau tiêm tan, chúng ta có thể dùng phương pháp tiêm steroid. Lượng thuốc sử dụng tùy thuộc vào vị trí của nốt cục, ở những vùng da mỏng như da vùng mắt hoặc môi, lượng thuốc sẽ thấp hơn so với những nốt cục ở sâu mặt phẳng màng xương hoặc ở những vùng như vùng cằm.

5. Phẫu thuật loại bỏ filler

Phương pháp phẫu thuật loại bỏ filler được áp dụng trong trường hợp xuất hiện filler bị vón cục nặng, sử dụng filler vĩnh viễn xuất hiện các cục u to gây biến dạng khuôn mặt và để lại sẹo nếu không xử lý kịp thời. Các bác sĩ cần thực hiện một cuộc tiểu phẫu để cắt bỏ cục u ngay. Tuy nhiên, việc thực hiện phẫu thuật loại bỏ filler nên phải do bác sĩ Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da quyết định.

6. Thay đổi chế độ chăm sóc, ăn uống khoa học

Bên cạnh những giải pháp trên, việc thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc da hợp lý cũng rất quan trọng. Ngoài ra, xây dựng thực đơn khoa học hỗ trợ đắc lực trong điều trị filler bị vón cục.

Các lưu ý khi điều chỉnh lại thực đơn ăn uống:

  • Ngưng sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay bất kỳ thức uống có cồn, mang tính kích thích khác.
  • Ưu tiên ăn các món nhạt, hạn chế đưa muối vào cơ thể.
  • Ăn nhiều rau củ xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất, giúp ích rất nhiều cho quá trình phục hồi của cơ thể.
  • Bổ sung nhiều nước và các loại nước ép, sinh tố để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Tiêm tan filler giá bao nhiêu? Bao lâu tan hết? Giá 2024
Tiêm tan filler

Hướng dẫn chăm sóc da sau khi tiêm filler

Chăm sóc da đúng cách không những nâng cao hiệu quả sau khi tiêm mà còn giảm thiểu tình trạng filler bị vón cục. Các hướng chăm sóc sau tiêm filler cụ thể như:

  • Uống nhiều nước: Điều này vừa giúp filler phát huy tác dụng tối ưu vừa hỗ trợ quá trình hồi phục sau tiêm tiêm filler.
  • Không massage mạnh và hạn chế xông hơi khoảng 1 tuần đầu sau tiêm.
  • Hạn chế tiếp xúc, chà xát mạnh lên vùng tiêm.
  • Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và môi trường có nhiệt độ cao.
  • Không sử dụng sản phẩm lên vùng da tiêm filler.
  • Không ngủ úp mặt hoặc đè lên vị trí tiêm.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh để hỗ trợ phục hồi nhanh sau tiêm.

Bài viết trên đã cung cấp khái niệm tiêm filler bị vón cục, mức độ nguy hiểm của loại biến chứng này cũng như các cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp quý độc giả có thêm thông tin về tiêm filler bị vón cục cũng như có cách phòng ngừa tình trạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *